CASE 34: NO SIGNATURE BUT STILL VALID– Giao kết hợp đồng bằng văn bản nhưng không có chữ ký của bên còn lại
[NO SIGNATURE BUT STILL VALID– Giao kết hợp đồng bằng văn bản nhưng không có chữ ký của bên còn lại]
Ngày
20/12/2011, Công ty Bảo hiểm PJICO Đồng Nike đã gửi cho Công ty Chung Kuo (Sau
gọi tắt là Công ty Chung Của) bản báo giá chi tiết nội dung đơn bảo hiểm cháy nổ
và các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạc
kinh doanh để Công ty Chung Kua dịch sáng tiếng Trung và gửi cho Công ty Huada
Furniture (Sau gọi tắt là Công ty Huada). Cũng trong ngày hôm đó, Công ty Huada
chấp nhận và fax lại cho Công ty Chung Của.
Ngày
26/12/1011, Công ty Bảo hiểm PJICO Đồng Nike phát hành Hợp đồng bảo hiểm cháy và
các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạn
kinh doanh số 11/DNI/TSKT/3110/168 và các giấy tờ liên quan.
Nhưng,
Huada chưa ký vì còn bận kháng chiến chống dịch chân tay miệng ở trẻ con và cứu
lũ ở Đồng Bằng Sông Nine Long.
Thế
là điều gì chưa chắc đến thì nó lại đến, ngày 12/01/2012, xảy ra vụ cháy nhà xưởng,
máy móc thiết bị và tài sản khác tại Công ty Huada, nguyên nhân là do chập điện
gây cháy hệt như thông báo của CAH Cẩm Giàng.
Huada
đã thanh toán tiền bảo hiểm rồi nhưng đến lúc đó vẫn chưa ký hợp đồng :v :v Còn
Công ty bảo hiểm thì nhận tiền rồi nhưng nại lý do chưa ký hợp đồng và không bồi
thường thiệt hại.
Vụ
việc đã phải thực hiện tới thủ tục Giám đốc thẩm và chốt lại rằng: “Tòa án nhân
dân tối cao công nhận có sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm
và công ty bảo hiểm do việc bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền phí bảo hiểm theo
hợp đồng bảo hiểm mặc dù bên mua bảo hiểm đã không ký vào hợp đồng bảo hiểm.”
__________________________________________________________________
Comment :
VỀ
HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
Căn
cứ Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, Sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định về
hình thức của Hợp đồng bảo hiểm :
“Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo
hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
Mix
với Điều 401 Bộ Luật dân sự 2005 có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng: “Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được
giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật
không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật
có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.”
Như vậy thì giao kết giữa các
bên trong trường hợp này phải là Văn bản.
VỀ THỜI ĐIỂM HỢP ĐỒNG CÓ HIỆU
LỰC
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực
theo Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều
405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự
Hợp đồng được giao kết hợp
pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Viện dẫn luật hiện tại cho nó
có tính thực tiễn là
“Điều 401. Hiệu lực của hợp
đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp
pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu
lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng
chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định
của pháp luật.”
Tiếp tục lội lại vấn đến, thế thì thời điểm giao kết được xác định như thế nào?
“Điều
404. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự (BLDS2005)
1. Hợp đồng dân sự được giao kết
vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
2. Hợp đồng dân sự cũng xem
như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng,
nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng
bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng
bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”
Và thừa kế sang BLDS2015 là
“Điều
400. Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết vào
thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì
thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng
bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng
bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp
nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng
lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được
xác định theo khoản 3 Điều này.”
Túm lại, theo quy định của Luật
thì Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản (Trong trường
hợp này thì Văn bản của Công ty bảo hiểm chẳng có phần nào liên quan đến việc
chấp nhận bằng hình thức khác nào cả)
Ấy vậy, có nghĩa là chưa ký thì
hợp đồng chúng tôi chưa xác nhận, anh chuyển tiền ấy là việc của anh, thích thì
tôi chuyển lại người nhận chịu phí >:( >:( .
Và việc áp dụng của Tòa án nhân
dân cấp cao thể hiện một sự vô cùng linh động của pháp luật Việt Nam như sau:
- Tòa án cấp Phúc thẩm xét xử
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Huada, buộc Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm
Petrolimex phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Huada.
- Tòa án nhân dân cấp cap TP
HCM quyết định: Không chấp nhận Kháng nghị số 63/2016/KNGĐT-VC3-V3 của Viện trưởng
VKS nhân dân cấp cao tại TP HCM. Giữ nguyên bản án Phúc thẩm trên/
Như vậy, Luật quy định A, TAND
xét xử B và không dừng lại ở đó cho đến ngày 10/10/2016, khi mà văn bản hướng dẫn
luật mới còn chưa cập nhật hết, Công ty Huada còn chưa thấy kết quả của Bản án đã
có hiệu lực thi hành như thế nào, đã phải tiếp tục soạn công văn yêu cầu thực hiện THA cho vụ việc của mình.
Tôi lại ngẫm về 3 giai đoạn của
sự học:
Lý luận căn bản > Thực tiễn
áp dụng > Quan hệ triển khai :v :v
Tham khảo nguồn:
[Q]uyết định giám đốc thẩm: https://congbobanan.toaan.gov.vn/0t15at1cvn1/Tra-cu-ban-an
[Đ]ơn kiến nghị và cầu cứu khẩn
cấp của Huada: https://dichvucong.gov.vn/pfiles/DN/nguyenphuonglan/2016_10_18/cty_huada_TFQQ.pdf
[S]ự cần thiết của chữ ký điện
tử: http://fdvn.vn/ky-ket-hop-dong-thong-qua-phuong-thuc-dien-tu/
[V]ăn phòng Trung ương Đảng đề
nghị xử đúng pháp luật: https://www.qdnd.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/van-phong-trung-uong-dang-de-nghi-giai-quyet-dung-phap-luat-494915
[B]ài viết của báo Quân đội nhân
dân thấy cũng liên quan lắm: https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/tranh-tao-ke-ho-de-truc-loi-494684
Nhận xét
Đăng nhận xét